Chuyển người sắp chết qua gian phòng chính (trên gác xuống nhà, từ trong buồng ra), thường là quay đầu về hướng đông. Tùy theo điều kiện bố trí sao cho phù hợp.


– Đầu quay vào trong nhà, nhìn ra cửa.
– Dò hỏi xem người bệnh có trăng trối lại điều gì không, còn mong gặp lại người nào không.
– Phân công người thân, con cháu túc trực bên cạnh.
– Làm các lễ cầu nguyện (tùy theo tôn giáo), có thể sử dụng băng, đĩa CD,…
– Chuẩn bị các vật dụng cần thiết để tắm gội và các đồ dùng sinh hoạt cá nhân của người chết khi khâm liệm mang theo: di ảnh, 2 bát hương, …


Khi người thân qua đời:
Mọi người trong gia đình cần phải bình tĩnh, nén nỗi đau thương mất mát để sắp xếp công việc.
– Người thân nên tự tay tắm gội cho người mất. Trường hợp bất đắc dĩ, không có người thân thì nhờ người ngoài (nhân viên của cơ sở). Dùng nước ấm pha chút rượu gừng hoặc nước thơm lấy khăn lau sạch người, cắt móng chân móng tay, gói lại khi liệm cho vào trong áo quan. Sau đó, mặc cho người mất bộ quần áo mà lúc sống người đó yêu thích nhất (hoặc mặc áo Phật, áo Pháp). Đặt thi hài lên giường nằm ngay ngắn, gối cao đầu. Nếu cần thiết thì lấy dây vải buộc hai ngón chân và hai bờ vai sao cho thẳng và ngay ngắn, hai tay để lên bụng. Đối với các gia đình theo Phật giáo thì chuẩn bị thêm một ít gạo, muối, tiền thật cho vào túi nhỏ để trong áo hoặc nắm tay người chết. Với nữ giới thì trang điểm thêm son phấn cho đẹp.


– Trong lúc chờ nhập Liệm: nên dùng chiếc chăn mỏng đắp, buông màn che phủ người chết hoặc sử dụng lồng kính để chụp tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”.
– Với người ốm lâu ngày hoặc người mất còn chờ con cái, người thân ở xa về, để đảm bảo vệ sinh, gia đình nên mua đá sinh học hoặc thuê buồng lạnh để bảo quản thi hài trong quá trình lễ tang.
– Để tạm chiếc bàn nhỏ hoặc ghế, đặt một bát cơm úp, vót hai chiếc đũa bông, luộc một quả trứng cắm vào bát cơm, thắp hương, hoa quả và một ít tiền vàng, nến (đèn dầu). Tuyệt đối không dùng nước hoa xịt vào thi thể người chết.
– Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, bố trí để bàn thờ Phật, Vong, chỗ đặt quan tài sao cho hợp lý.
– Làm đơn theo phép mai táng. Thông báo với tổ trưởng dân phố, các hội, đoàn thể nơi công tác hoặc địa phương. Nếu người mất không có hộ khẩu trên địa bàn nơi chết thì người thân làm đơn xin giấy báo tử để làm thủ tục mai táng. Sau đó về nơi đăng ký hộ khẩu làm giấy chứng tử sau.


Lưu ý: chết ở đâu, xin phép tại UBND nơi chết.
– Họp gia đình, thống nhất cách thức tổ chức lễ tang. Nên cử một người nhanh nhẹn, hiểu biết làm chủ Tang để thống nhất các công việc lễ tang. Cử người đi xem giờ, nhập quan – động quan – địa điểm an táng. Thông thường nên hỏi các nhà sư hoặc thầy Pháp để chọn giờ làm sao cho hợp lý. Cử người thông báo tin buồn, phân công người nhà lo các công việc hậu cần, tiếp khách.

bài viết khác

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục mua mộ

Thủ tục mua mộ Thủ tục mua mộ tại nghĩa trang Cầu Cương, Quý khách cần các tờ giấy như sau:- Đối với người còn

Thủ tục Hỏa táng

Thủ tục Hỏa táng Thủ tục và thời gian hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ Hải Dương, Quý khách hàng cần biết:- Thủ

Nghĩa trang Cầu Cương

Toạ lạc trên vị trí đắc địa của Thành phố Hải Dương, với diện tích> 70.000m2,> 15 khu an táng và trên 10.000m2 cây xanh,

đăng ký tư vấn